PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LÃM

Cách phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ

Chủ nhật - 16/02/2020 13:37
Virus corona: Cách phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ
Virus corona: Cách phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ
    Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng, ngừa cho trẻ. Vậy đâu là phương pháp  quả để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh?
 
 
Hạn chế tiếp xúc bề mặt, giọt bắn
Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, COVID-19 cũng tương tự như các virus khác là lây truyền qua 2 đường chính là đường tiếp xúc trên bề mặt vật dụng và giọt bắn. Do đó, để phòng bệnh COVID-19 phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, giảm bớt vấn đề về tiếp xúc trên bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em bé phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.
Vấn đề thứ hai đó là giọt bắn, nếu người lớn vô tình ôm ấp, hôn trẻ có thể gây ra tình trạng giọt bắn, người nhiễm bệnh có thể lây cho các cháu, cho nên cần giảm bớt các hành động đó.
Đặc biệt vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng, phụ huynh cần chú ý giữ gìn trẻ ấm ấp trong thời tiết mùa đông. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ.
Giữ môi trường thông thoáng, dinh dưỡng đầy đủ
ThS.BS. Nguyễn Hoàng Yến – Trưởng khoa Nhi Hô hấp, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
"Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông.
Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như hiện tại vì điều này sẽ khiến hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công" - BS. Yến tư vấn.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cũng sẽ giúp trẻ có sức khoẻ, tăng sức đề kháng để chống chọi với các loại dịch bệnh.
Chuyên gia Nhi khoa cũng khuyến cáo cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu vitamin và khoáng chất) để đảm bảo tăng sức đề kháng, chú ý giữ ấm cơ thể và cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt cần giữ ấm cổ khi trời lạnh.
Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Đối với người chăm sóc trẻ, cần hạn chế đi lại nơi đông người, hạn chế đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19. Khi tiếp xúc với người ốm cần đeo khẩu trang, thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài tối thiểu 20 giây.
Trẻ đi học, phòng COVID-19 cách nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội khuyến cáo với những trẻ đi học thì nên được gia đình tập cho ý thức rửa tay, rửa tay ở nhà, rửa tay khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi, đeo khẩu trang.
Tuy nhiên việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, cha mẹ cần động viên, hướng dẫn con cách làm.
Nhà trường cũng cần có trách nhiệm trong việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học để tránh nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho trẻ bằng cách: Sát khuẩn toàn bộ đồ chơi, dụng cụ của trẻ vì dịch tiết qua đường mũi, mắt thường rất nhiều trên các đồ chơi.
Hạn chế các lớp quá đông người, nên chia nhỏ nhóm vì tập trung đông học sinh thì mật độ lây nhiễm cao hơn bình thường.
Các gia đình có con bị ốm nên cho trẻ ở nhà ở nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng sao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
 

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • 467485437 122200141028079359 2478157044341229273 N Copy Copy
    467485437 122200141028079359...
  • 467442262 122200147064079359 7913233452479364336 N Copy
    467442262 122200147064079359...
  • 467402906 122200141322079359 3845875161619871446 N Copy
    467402906 122200141322079359...
  • 467397751 122200147712079359 2573879837654559329 N Copy
    467397751 122200147712079359...
  • 467358133 122200144490079359 7678312972052874142 N Copy
    467358133 122200144490079359...

global block new picture

Kids
Kids

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Phú Lãm
    (024) 33.534.055
  • Phòng Hiệu trưởng
    (024) 33.534.055

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thống kê

  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay1,549
  • Tháng hiện tại36,352
  • Tổng lượt truy cập12,811,632
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây