PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LÃM

chuyên đề phát triển ngôn ngữ

Thứ ba - 11/12/2018 18:02
hoạt động kể chuyện sáng tạo của các bé tường mầm non Phú Lãm

GIÁO ÁN


                                  LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
                                  HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
                                        Đề tài: Truyện “Chó sói và cừu non”

                                       (Kể chuyện sáng tạo)
                                          Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
                                          Số lượng trẻ: 15 - 17 trẻ
                                          Thời gian:  25 - 30 phút
                                           Giáo viên: Mỹ Hạnh- Bùi Mây

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên các nhân vật trong đoạn truyện, hiểu nội dung đoạn truyện: Có một con Chó Sói đi kiếm ăn ở trong rừng thì gặp một chú Cừu non bị lạc đàn. Khi bị Sói lao tới, áp sát thì Cừu non rất sợ hãi, hốt hoảng.
- Trẻ biết sáng tạo tình huống tiếp theo của câu chuyện và kể tiếp câu chuyện .
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng phán đoán, tưởng tượng diễn biến nội dung tiếp theo của câu chuyện
- Trẻ có kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ có kĩ năng giải quyết tình huống khi gặp nguy hiểm.
3. Thái độ:
- Khi gặp nguy hiểm phải luôn giữ bình tĩnh và nghĩ cách thoát khỏi sự nguy hiểm.
- Trẻ hào hứng tích cực tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp
2. Đội hình dạy trẻ: Vòng cung
3. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
+ Màn chiếu rối bóng, khung nền.
+ Rối bao tay, rối ngón tay (Chó sói, Bầy Cừu.)
+ Nhạc không lời khi cô kể chuyện.
* Đồ dùng của trẻ:
+ 3 khung hình nền khung cảnh khu rừng.
+ Các nhân vật trong truyện do trẻ làm từ các nguyên vật liệu khác nhau (Vẽ, gấp, rối cốc....các nhân vật trong truyện và các hình ảnh khác để trẻ lựa chọn giải quyết tình huống của nhóm)
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức:
Bùi mây đóng làm Cừu, hốt hoảng chạy vào.
Các bạn hỏi vì sao bạn Cừu lại sợ hãi như thế?
- Các bạn muốn biết chuyện gì vừa xảy ra với bạn Cừu thì cùng lắng nghe đoạn truyện “Chó sói và cừu non”
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
 Hoạt động 1: Cô kể tác phẩm
- Lần 1: Cô kể đoạn truyện diễn cảm kết hợp với rối  tay
 Cô kể từ đầu câu truyện “Một con sói đi kiếm ăn…….đến đoạn Cừu non hốt hoảng “Anh Sói, anh sói ơi…?”
(Cô không kể đoạn kết của câu truyện)
- Cừu đi ra mang tặng các bạn một chiếc túi kì diệu (Hình ảnh chó Sói, đàn cừu,).
- Cho trẻ lên khám phá chiếc túi kì diệu.

Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn làm rõ ý
- Lần 2: Cô kể đoạn truyện diễn cảm kết hợp với rối bao tay
+  Đoạn truyện được diễn ra ở đâu?
+  Trong truyện có những nhân vật nào?
+  Chó Sói đi vào trong rừng để làm gì?
(Cô trích dẫn từ: Một con chó Sói đi kiếm ăn cả ngày ở trong rừng mà vẫn chưa kiếm chút gì bỏ vào bụng….nghỉ bên gốc cây)
+ Gần tối Chó Sói đã phát hiện ra điều gì?
+ Khi thấy Cừu non đang nhởn nhơ gặm cỏ Chó Sói đã làm gì?
(Cô trích dẫn từ: Mãi đến gần tối mới thấy một đàn Cừu xuất hiện….áp sát chú Cừu non)   
+ Khi bị Chó Sói áp sát, thái độ của Cừu non như thế nào?
+ Các con hãy đoán xem Cừu Non sẽ làm gì để thoát khỏi con Chó Sói?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Có rất nhiều tình huống khác nhau sẽ xảy ra khi chú Cừu non gặp chó Sói.
Cô đưa ra 3 bức tranh nền câu chuyện, các nhân vật trong truyện và rất nhiều hình ảnh khác nhau để trẻ lựa chọn cho nhóm mình.
- Các con chia về các nhóm và nhiệm vụ của mỗi nhóm là thảo luận, lựa chọn và tìm ra tình huống thông minh nhất giúp Cừu non thoát khỏi con Chó Sói gian ác.  
(Cô đến từng nhóm đưa ra những câu hỏi gợi mở để hỗ trợ trẻ, kích thích sự sáng tạo).
+ Trẻ thảo luận xong, từng nhóm lên gắn tranh và trình bày tình huống của nhóm mình.



- Vậy là, mỗi nhóm đã đưa ra các tình huống khác nhau để giúp bạn Cừu non thoát khỏi con Sói hung ác.
- Cô Yên Hạnh và cô Mây có một tình huống khác để giúp bạn Cừu thoát nạn đấy. Các con hãy cùng xem nhé.
- Cô kể lần 3: Cô kể trọn vẹn truyện “Chó Sói và Cừu non” kết hợp với rối bóng.
Bài học giáo dục:
Chú Cừu non vì không đi theo đàn nên gặp nguy hiểm. Để không gặp nguy hiểm, các con sẽ phải làm như thế nào?
=> Để không gặp nguy hiểm như bạn Cừu khi đi ra ngoài các con phải đi tập trung, theo sự hướng dẫn của cô giáo, của bố mẹ, không được tự ý tách ra đi một mình.
=> Nếu gặp nguy hiểm, các con phải bình tĩnh để nghĩ cách giải quyết nhanh nhất để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình.
3. Kết thúc:
Hoạt động chuyển tiếp
* Nhóm 1: Làm  rối các nhân vật trong truyện.
* Nhóm 2: Xem clip truyện “Chó Sói và Cừu non”.
* Nhóm 3: Làm tranh truyện



- Trẻ trả lời


- Trẻ nghe cô kể truyện






- Trẻ lên khám phá chiếc túi kì diệu


- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


-




- Trẻ về nhóm




- Các nhóm  cùng thảo luận, lựa chọn và gắn hình ảnh -> trẻ trình bày tình huống của nhóm mình.
 



-Trẻ chú ý lắng nghe.


 
  • Trẻ trả lời







- Trẻ về nhóm hoạt động.



 
 


GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
                            Đề tài: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
(Dạy trẻ đọc diễn cảm)                                    
                                     Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
                                    Số lượng trẻ: 17 - 20 trẻ
                                    Thời gian:   25 – 30 phút
                                Giáo viên: Bùi Thị Mây
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”, tên tác giả Yên Thao.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: nói về bạn nhỏ khi đến trường được tập chơi rất nhiều nghề: bạn làm thợ nề để xây lên những ngôi nhà, bé làm thợ mỏ đào rất nhiều than, bạn chơi làm thợ hàn làm ra rất nhiều cây cầu, làm cô nuôi xúc cơm cho cháu bé. Nhưng khi được bố mẹ đón em bé lại là con ngoan của bố mẹ.  
2.Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ, biết biểu đạt bằng điệu bộ cử chỉ biểu cảm khi đọc thơ.
- Trẻ đọc thơ thể hiện âm điệu vui, nhẹ nhàng của bài thơ.
- Thông qua các từ ngữ hình ảnh, âm thanh trong bài thơ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú.
3.Thái độ:
- Thông qua nội dung bài thơ trẻ biết các nghề trong xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp
2. Đội hình dạy trẻ: Ngồi theo đội hình tự do.
3. Xác định giọng đọc thơ: Nhẹ nhàng, tình cảm, tự hào.
3. Đồ dùng dạy trẻ:
* Đồ dùng của cô:
+ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trình chiếu trên PowrPoint minh họa bài thơ.
+ Mô hình  nhận vật có trong bài thơ
+ Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
* Đồ dùng của trẻ:
+ Các hình ảnh trẻ vẽ có trong bài thơ  
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”.
nói “ Hi, ha, hô, Hi ha hô”….
Vừa rồi cô cho các bé chơi trò chơi thể hiện âm điệu vui và hôm nay cô muốn các bé thể hiện âm điệu đó vào bài thơ các bé có thích không?
- Các con thấy những hình ảnh này liên quan đến bài thơ nào đã được học?
- Ai có thể lên đọc lại bài thơ này? (mời 1-2 trẻ lên đọc thơ)
- Các con đã thuộc bài thơ này rồi nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con đọc diễn cảm để bài thơ hay hơn nhé!
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe
Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ Bé làm bao nhiêu nghềkết hợp trên nền nhạc nhẹ nhàng sâu lắng.
- Bài thơ Bé làm bao nhiêu nghềdo ai sáng tác?
- Khi nghe bài thơ này con cảm nhận điều gì?
(giọng đọc nhẹ nhàng, cách đọc chậm vừa phải, cảm xúc liên tưởng đến các nghề trong xã hội )
*Hoạt động 2: Đàm thoại về cách đọc bài thơ diễn cảm.
- Bài thơ nói về bạn nhỏ đến trường được chơi những trò chơi gì?
- Ai kể được những nghề mà bạn nhỏ đã đóng vai khi tới lớp nào?
- Ai nhớ câu thơ nói về nghề thợ nề đứng lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe nào. "Bé chơi làm thợ nề  xây lên bao nhà cửa"
- Ngoài làm thợ nề ra bạn nhỏ còn được chơi làm gì nữa?
 - Ai giúp cô đọc câu thơ này!
- Câu thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ nên các con sẽ đọc với giọng thiết tha, trìu mến nhé!
"Bé chơi làm thợ mỏ đào lên thật nhiều than "
- Tiếp theo bạn nhỏ còn được đóng vai chơi nghề gì nữa ?
- Bạn nào giỏi đứng lên đọc 4 câu thơ nói về nghề thợ hàn và nghề thầy thuốc nào(đọc nhẹ nhàng, tình cảm, không đọc nhanh quá)
" Bé chơi làm thợ hàn Nối nhịp cầu đất nước
Bé chơi làm thầy thuốc Chữa bệnh cho mọi người "
- Cuối cùng bạn nhỏ được đóng làm nghề gì mà xúc cơm cho em bé nhỉ ?
- Ai có thể xung phong lên đọc câu thơ này
- Đến chiều bạn nhỏ được ai đón về?
- Bạn nào có thể lên đọc diễn cảm đoạn thơ này nào?
“ Chiều mẹ đến đón về bé lại là cái cún”
Lần 2: Cô cho trẻ nghe giọng đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem hình ảnh, âm nhạc trên PowrPoint.
- Các con vừa được nghe cô đọc thơ diễn cảm bài thơ, bây giờ các con sẽ thể hiện bài thơ thật diễn cảm nhé!
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
- Cô tổ chức cả lớp đọc thơ diễn cảm lần 1+ nền nhạc nhẹ (sửa sai cho trẻ nếu có)
- Mời một nhóm lên đọc thơ nối tiếp với hình thức đọc đến câu thơ nào đưa hình ảnh phù hợp với câu thơ.
- Nhóm còn lại đọc to – đọc nhỏ theo yêu cầu.(cô đưa tay rộng thì trẻ đọc to)
- Mời 1 trẻ lên đọc diễn cảm + nền nhạc nhẹ.
- Cả lớp hóa thân thành các nhân vật đọc thơ diễn cảm.
(Trẻ nhận nhóm, nhận vai nhân vật mình yêu thích và đọc diễn cảm bài thơ.)
- Các con vừa đọc diễn cảm bài thơ với nhiều hình thức minh họa khác nhau, cô còn có một hình thức thể hiện bài thơ này khác đó là ngâm thơ trên nền nhạc, các con cùng lắng nghe nhé!
Lần 3: Cô ngâm thơ cho trẻ nghe trên nền nhạc và kết hợp hình ảnh trình chiếu trên PowrPoint.
* Giáo dục: .- Qua bài thơ này chúng mình đã biết được công việc của các cô chú công nhân, các nghề đều có ích cho xã hội khi tới lớp thì chúng mình thích đóng vai làm các nghề, từ đó chúng mình biết yêu thương phải yêu quý trân trọng những người lao động và sản phẩm mà họ làm ra.
3. Kết thúc:
 Trẻ cùng cô hát vận động bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân

- Trẻ  chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.


 - Trẻ trả lời.

- Trẻ đọc thơ.




- Trẻ nghe cô đọc thơ

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời






- Trẻ đọc thơ

-Trẻ trả lời



- Trẻ đọc thơ




- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc 2 câu cuối của bài thơ


- Trẻ xem hình ảnh và lắng nghe cô đọc thơ.



- Cả lớp đọc thơ

- Nhóm đọc thơ


- Cá nhân đọc thơ + minh họa động tác.
- Cả lớp đọc thơ biểu diễn cùng mô hình các nhân vật trong bài thơ

- Trẻ xem hình ảnh và lắng nghe cô ngâm thơ.




Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát.


 

GIÁO ÁN


LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT

Đề tài: Trò chơi ôn luyện nhóm chữ cái  b, d, đ
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu
     Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
     Số lượng trẻ: 20 – 22 trẻ
     Thời gian:   30 – 35 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Nhận ra các chữ b, d, đ có trong các từ trọn vẹn.
- Trẻ biết thêm nhiều từ có chứa chữ cái b, d, đ
2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết cách chơi các trò chơi với chữ cái b, d, đ: chơi đúng luật, nghe hiểu hiệu lệnh, phối hợp cùng các bạn khi chơi.
 - Rèn luyện kỹ năng phát âm đúng chuẩn chữ cái b, d, đ và các từ trọn vẹn.
 - Trẻ biết cách đọc vè , đồng dao phối hợp với nhịp trống và vận động minh họa.
 - Trẻ sáng tạo và phối hợp với các bạn trong nhóm chơi dùng cơ thể để xếp hình
chữ cái b, d, đ
  - Trẻ biết suy nghĩ đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi đúng nội dung.
  - Rèn luyện các kỹ năng thực hành cuộc sống: xâu, gắp, kẹp... phối hợp, rèn luyện các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác.
3. Thái độ:
 - Trẻ vui vẻ, hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi.             
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp
2. Đội hình:  vòng tròn, 2 hàng ngang, chữ U
3. Đồ dùng dạy học:
* Đồ dùng của cô:   
- Bài đồng dao : “Thương con ba ba” , “Họ hàng nhà dưa”
-  Nhạc không lời, nhạc bài hát: “ Walking Walking...”
- Phong thư bí mật, thẻ chữ cái cỡ lớn.
- Máy tính, máy chiếu, trống
* Đồ dùng của trẻ:    
- Bộ thẻ các kiểu chữ cái, thảm mầu.
 - Bộ tranh, đồ dùng, đồ chơi có gắn thẻ từ chứa chữ b, d, đ
 - Bài tập ôn luyện lồng ghép kỹ năng thực hành cuộc sống:
+ Hộp quả bông, 1  cái kẹp (Gắp quả bông, hạt vòng xếp thành chữ b, d, đ)
+ Hạt vòng, dây xâu hạt ( Xâu hạt vòng uốn thành chữ b, d, đ )
+ Đất nặn, hộp cát , sỏi
+ Ngân hàng từ, bộ tranh có từ chứa chữ b, d, đ (Gạch chân chữ b, d, đ trong thẻ từ và nối vào đúng nhóm từ chứa chữ b, d, đ )
+ Tranh có từ, kẹp chữ. ( Tìm và kẹp vào từ có chứa chữ b, d, đ )
+ Tìm, gạch chân và đếm chữ cái b, d, đ trong bài thơ, trong bài báo.
+ Giấy, bút chì ( viết ký hiệu tên của trẻ)
+ Hạt chữ cái, dây xâu, thẻ tên trẻ.  ( Xâu hạt chữ cái thành tên trẻ.)
+ Bộ sách chữ cái cỡ lớn, bảng : tôi thấy – tôi đọc  - tôi viết
+ Bộ hộp từ đồng âm khác nghĩa, bông hoa từ đồng âm
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức :
* Chơi TC "Đi tìm kho báu”
Cách chơi : Cả lớp đi chia thành 4 nhóm hát và vận động bài hát “Walking, Walking..”. Khi nhạc dừng trẻ tìm và chọn 1 chữ cái mình biết giơ lên và đọc to.
+ Các nhóm nghe hiệu lệnh và chuyển nhóm xoay vòng tiếp tục chơi
+ Kết thúc trò chơi: Mời cả lớp ngồi về đội hình chữ U
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Chơi TC “Phong thư bí mật"
- Các con vừa tìm được những chữ cái gì?
Cô cũng tìm thấy những chữ cái của mình đấy! Chúng mình hãy đoán xem cô đã tìm được những chữ cái gì nhé!
- Cô đưa phong thư bí mật cho trẻ đoán
+ Vì sao con đoán như vậy?
+ Cho trẻ phát âm chữ cái vừa đoán được
 ( Lần 1: Phong thư hở một góc- trẻ tưởng tượng và đoán,
Lần 2: Một trẻ lên xem chữ  và miêu tả chữ đó - cả lớp đoán
Lần 3: Cô lật chữ nhanh - trẻ đoán
+ Cho trẻ lần lượt tìm từ có chứa chữ  b, d, đ
+ Cô gắn chữ cái trẻ đoán được lên bảng
*Hoạt động 2: Trò chơi “Chữ cái hình người”
- Cách chơi: Cho cả lớp đi vòng tròn, đọc đồng dao và làm động tác minh họa  khi có hiệu lệnh xếp chữ gì thì cả lớp chia 2 nhóm tưởng tượng  xếp hình chữ cái đó. (Cô giáo trợ giảng chụp ảnh trẻ xếp chữ)
( Trẻ chơi 2 lần- Trẻ đọc các bài đồng dao sau mỗi lần ghép chữ mới)
- Cô chiếu ảnh vừa chụp cho cả lớp xem  
* Hoạt động 3: Trò chơi "Chữ cái trốn ở đâu?" 
( Các con biết không những chữ cái đơn lẻ này khi ghép lại với nhau theo phiên âm Tiếng Việt thì tạo thành các từ có nghĩa)
- Mời trẻ đi quanh lớp quan sát, tìm  tranh ảnh, đồ chơi có gắn thẻ từ chứa chữ b, d, đ và dán hoa phía dưới chữ cái b, d, đ trong thẻ từ đó, mang về 4  nhóm và chơi TC “ Show and tell ”
- Cách chơi: Một trẻ giới thiệu với các bạn về món đồ  mình tìm được. Các bạn trong nhóm kiểm tra bạn đã tìm đúng món đồ gắn thẻ từ có chứa chữ cái cô yêu cầu chưa ? Đặt câu hỏi tìm hiểu về món đồ đó.
+ Lần lượt các bạn trong nhóm giới thiệu về món đồ của mình và các bạn còn lại đặt câu hỏi tìm hiểu món đồ của bạn   
* Hoạt động 4 :  lồng ghép kỹ năng thực hành cuộc sống và phát triển các giác quan.
Cô cho trẻ nhìn bảng chia nhóm để chơi trò chơi ôn luyện nhóm chữ cái
+ Nhóm 1: chơi trò chơi lật chữ ,tìm cặp giống nhau
+ Nhóm 2 : 
- Tìm những từ có chứa chữ b, d, đ trong ngân hàng từ , gạch chân và nối dưới tranh đúng nhóm chữ  b, d, đ
 - Tìm và kẹp chữ b, d, đ tranh có từ chứa chữ b, d, đ
 + Nhóm 3 :
- Trang trí tên của mình
- Xâu hạt chữ cái thành tên của mình
-Xếp chữ rời thành tên của mình
+ Nhóm 4 :
  • Xếp khuy - Gắp quả bông ,gắp hạt xếp chữ b, d, đ. Nặn chữ b, d, đ
  • Vẽ chữ b,d,đ trên cát và xếp sỏi
-     Trang trí chữ phooc b, d, đ bằng hạt ,vải vụn…
3. Kết thúc : Nhận xét tuyên dương GD trẻ

 
- Trẻ lấy đồ dùng về 4 nhóm quanh 4 chiếc thảm và chơi trò chơi.
- Trẻ phát âm chữ cái tìm được


- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời









- Trẻ chơi trò chơi, đọc đồng dao sau mỗi lần xếp chữ mới.



- Trẻ xem ảnh các hoạt động.



-Trẻ đi lấy tranh, đồ chơi đọc thẻ từ dưới tranh và về 4 nhóm kiểm tra từ của bạn.

- Trẻ  chơi trò chơi. Đặt câu hỏi tìm hiểu về món đồ của các bạn trong nhóm






- Trẻ quan sát bảng về nhóm chơi.
- Trẻ về nhóm chơi và chơi trò chơi.
 














 

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Phú Lãm
    (024) 33.534.055
  • Phòng Hiệu trưởng
    (024) 33.534.055

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thống kê

  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,886
  • Tháng hiện tại37,334
  • Tổng lượt truy cập12,199,547
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây