PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LÃM

Phòng chống Dịch bệnh ZIKA - Phun Thuốc Diệt Muỗi, Bọ gậy, Lăng quăng

Thứ năm - 25/08/2016 15:02
Hiện nay, dịch bệnh ZIKA do Muỗi đốt (chích) đăng là nỗi lo bao phủ toàn cầu, hiện chưa nghiên cứu được thuốc (vắc xin) phòng chống, chữa trị. Dịch bệnh này xuất phát từ Brazin, nay đã lây lan tới nhiều quốc gia trên thế giới và Châu Á. Đặc biệt nguy hiểm tới Việt Nam chúng ta khi đã phát hiện các ca nhiễm tại Trung Quốc, trong đó có tỉnh Quảng Đông ( gần biên giới với Việt Nam. Cấp độ trở lên cấp bách, cực kỳ nguy hiểm khi đã có thông tin dịch bệnh đã lây lan sang khối ASEAN như Thái Lan và Lào, sát cạnh một chiều dài biến giới với Việt Nam.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng ta cần quyết liệt trong các biện pháp tiêu diệt Muỗi, Bọ gậy, Lăng quăng, trong đó hiệu quả tối ưu là tiến hành phun Hóa chất - thuốc Diệt Muỗi, Bọ gậy, Lăng quăng…tại nhà ở, cộng đồng khu dân cư, trường học, công sở, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại…

 

 

Phòng chống dịch bệnh do virut Zika.

 

1. Một số thông tin khái quát về vi rút Zika

Vi rút Zika (viết tắt là ZIKV) là một vi rút thuộc họ Flaviviridae được phân lập lần đầu tiên từ một con khỉ Rhesus trong rừng Zika của Uganda vào năm 1947. Năm 1968, vi rút này được phân lập trên người đó là các cư dân của Nigeria. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu xác định được kháng thể chống lại ZIKV ở người từ nhiều quốc gia châu Phi và một số nơi của châu Á. Năm 2015, lần đầu tiên ZIKV được tìm thấy bên ngoài châu Phi và châu Á khi nó được phân lập ở Brazil, tại đây xuất hiện một ổ dịch nhỏ sau World Cup 2014. ZIKV có quan hệ gần gủi với các vi rút khác thuộc họ Flaviviridae được lan truyền bởi muỗi như sốt xuất huyết, sốt vàng da, sốt Tây sông Nile, và viêm não Nhật Bản do vi rút. ZIKV gây ra bệnh được gọi là sốt Zika, có biểu hiện lâm sàng như phát ban dát sần (maculopapular rash) khắp cơ thể, sốt, đau khớp, và khó chịu. Mặc dù vẫn chưa thấy có biến chứng nghiêm trọng do ZIKV, nhưng vi rút này hiện diện khắp nơi trên thế giới, chu trình truyền bệnh liên quan đến muỗi, và có thể lây lan qua đường tình dục,do đó ZIKV trở thành một tác nhân gây bệnh mới nổi quan trọng tác động trên phạm vi toàn cầu chưa lường trước được.

2. Triệu chứng và cách lây truyền của Zika

Cho đến tận gần đây thì Zika vẫn được coi là một loại virus tương đối vô hại. Có tới 80% người bệnh không hề biểu hiện triệu chứng gì sau khi bị nhiễm loại virus này. Với những người khác, các biểu tượng thường không có gì trầm trọng: phát ban, đau đầu, đau xương khớp, sốt nhẹ. Những biểu hiện này sẽ xuất hiện khoảng 3 đến 12 ngày sau khi bị nhiễm virus và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần. Ít người phải nhập viện vì Zika, và các trường hợp tử vong vì Zika là rất hiếm.

Quan niệm khoa học hiện tại cho rằng Zika chỉ bị lây nhiễm qua đường muỗi (loài muỗi Aedes). Cũng giống như các loại bệnh khác lây truyền qua con đường này, muỗi sẽ bị nhiễm virus từ người đã bị nhiễm bệnh và truyền sang người khác.

Song, muỗi không phải là đường lây truyền duy nhất của loại virus này. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus Zika có thể lây truyền qua đường tình dục và qua đường máu. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã đưa ra kết luận bệnh nhân mắc Zika đầu tiên tại Mỹ là do quan hệ tình dục với bệnh nhân Zika khác khi đi du lịch.

Cuối cùng, đường lây truyền đáng sợ nhất của Zika là từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

3. Biện pháp phòng tránh dịch bênh

Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tránh di chuyển tới các vùng đang có dịch Zika.

Do Zika hiện tại chưa có thuốc đặc trị và cũng chưa có vaccine phòng ngừa, cách tốt nhất để chống lại căn bệnh này là tránh bị muỗi cắn. Các nguyên tắc tự bảo vệ trước Zika do đó cũng là các biện pháp phòng muỗi:

- Sống trong khu vực có điều hòa hoặc được che chắn bởi cửa kín để muỗi không thể xâm nhập.

- Mặc quần áo dài và cho quần vào trong giày/tất khi đi ra ngoài.

- Mặc quần áo sáng màu, do muỗi thường bị thu hút bởi màu tối.

- Tránh dùng các sản phẩm mỹ phẩm có mùi hương.

- Mắc màn khi ngủ.

- Loại bỏ các khu vực tích nước có thể bị muỗi dùng để sinh sản.

- Ghi nhớ rằng muỗi mang Zika thường dễ cắn vào ban ngày hơn là ban đêm.

- Sử dụng thuốc xịt muỗi theo hướng dẫn.

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi, không dùng chung cốc, thìa, bát, đũa khi ăn; Đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tiếp tục tuyền truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân cho học sinh, giáo viên đặc biệt việc rửa tay bằng xà phòng.​/.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Phú Lãm
    (024) 33.534.055
  • Phòng Hiệu trưởng
    (024) 33.534.055

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thống kê

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,774
  • Tháng hiện tại40,028
  • Tổng lượt truy cập12,202,241
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây