PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LÃM

Cách dạy con

Thứ ba - 14/02/2017 14:09

tải xuống (5)

tải xuống (5)
Cách dạy con
 
   Dạy con một số kỹ năng sống ngay từ lúc nhỏ.
-Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”. Câu nói của các cụ ta ngày xưa thật đúng. Không ai hiểu hết nỗi vất vả của các bậc làm cha làm mẹ, khi chưa một lần sinh con và nuôi con. Con cái mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho cha mẹ, nhưng cũng không ít những khó khăn, vất vả trong quá trình nuôi dạy con. Bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên có các kỹ năng trong cuộc sống để con có thể phát triển tốt hơn, nhưng để có một phương pháp dạy con đúng đắn thì không phải ai cũng biết. Vì vậy tôi muốn chia sẻ một số phương pháp dạy con về kỹ năng sống ngay lúc nhỏ giúp mọi người có phương pháp dạy con tốt hơn, tạo nền tảng cơ bản để con phát triển thành người công dân có ích cho xã hội sau này.
*  Dạy con tự lập ngay từ lúc nhỏ.
- Đây là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng để khi lớn lên trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống. Giúp trẻ hình thành tính tự lập và khả năng tự chăm lo cho mình, không bị phụ thuộc vào bố mẹ.Ngay từ nhỏ bạn cần để trẻ làm tất cả mọi thứ mà trẻ có thể làm, đừng vì quá thương con mà nuông chiều trẻ. Vì thế cần có phương pháp dạy con phù hợp với độ tuổi  và nhận thức của trẻ, để trẻ có thể tiếp thu và học cách sống tự lập tốt hơn.VD Khi trẻ còn nhỏ hãy dạy trẻ biết tự đứng dậy khi bị ngã, biết dọn đồ chơi và cất vào đúng chỗ sau khi chơi xong, biết cất giầy dép lên giá dép và cất ngay ngắn đúng ký hiệu , biết cất ba lô vào tủ cá nhân của mình,  biết tự xúc cơm ăn…
Khi trẻ lớn lên, hãy dạy trẻ biết cách tự chăm lo cho bản thân mình như: Tự thức dậy và làm vệ sinh cá nhân sau khi có chuông báo thức, tự lấy quần áo ra để mặc, tự lấy dép ra đi và chờ bố mẹ chở đến trường……
Những kỹ năng này bạn chỉ cần chỉ bảo, làm gương và phân tích cho trẻ hiểu, để trẻ dần hình thành ý thức và thói quen đồng thời khi bé làm được việc tốt, phát huy được tính tự lập bố mẹ nên thể hiện thái độ khen ngợi trẻ để trẻ có động lực làm tốt hơn.
 
* Dạy con về kỹ năng giao tiếp
- Trẻ  giao tiếp càng tốt thì càng được nhiều người yêu mến và càng có nhiều cơ hội thành công khi trưởng thành, bởi đây là một trong những kỹ năng mềm hết sức quan trọng. Mỗi trẻ đều có những tính cách khác nhau ngay từ nhỏ, tuy nhiên nếu bố mẹ chú ý và giúp trẻ sống hòa đồng, vui vẻ, thân thiện, lễ phép thì dần dần sẽ hình thành cho trẻ có kỹ năng giao tiếp một cách dễ dàng.
 Dạy trẻ ngay từ lúc bé từ những điều đơn giản như: Biết dạ vâng, biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, biết xin lỗi, biết xin phép trước khi lấy một đồ vật gì đó của người khác….Hãy dạy trẻ và uốn nắn trẻ từ những lời nói và hành động đơn giản nhất và điều quan trọng là bố mẹ phải làm gương cho trẻ để trẻ có thể học hỏi từ chính những người thân yêu của mình. Qua thời gian dần dần bạn sẽ thấy trẻ cư xử rất thông minh, nhanh nhẹn, lễ phép và  biết cách làm  người khác vui lòng nữa đấy.
* Dạy con về kỹ năng mạnh dạn tự tin
- Điều này cũng rất quan trọng đói với trẻ. Khi ở nhà trẻ thường chỉ giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đến trường mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế nếu bạn không có thời gian và điều kiện để đưa trẻ  đến sân chơi cho trẻ, bạn cũng có thể mời bạn bè hoặc đưa trẻ sang chơi cùng trẻ em hàng xóm.Hoặc bạn có thể hỏi bé con cảm thấy thế nào và con muốn làm gì , để giúp bé lấy lại bình tĩnh sau đó hiểu và giúp bé thực hiện điều bé muốn làm. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng khi trẻ cảm thấy bồi hồi lo lắng trẻ có thể “nắm bàn tay lại” hay  “con cứ nghĩ mẹ đang đứng cạnh con”….  Điều này rất tốt cho trẻ giúp trẻ không còn cảm giác nhút nhát, sợ sệt nữa.
* Dạy con biết giúp đỡ người khác
- Trẻ con thường rất ích kỷ nếu không được bố mẹ dạy dỗ. Chính vì vậy, hãy dạy trẻ biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh từ những việc như: Nhường đồ chơi cho bạn, khi bạn ngã biết nâng bạn dậy,giúp bạn làm bài tập, giúp bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà…..
Bạn hãy phân tích cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc làm tốt mang ý nghĩa, mang lại niềm vui cho chính mình và mọi người đồng thời khi mình giúp đỡ người khác thì lúc khó khăn mới được người khác giúp đỡ, cứ như thế dần dần trẻ sẽ hiểu và hình thành được thói quen giúp đỡ mọi người xung quanh.Và đây cũng là cách để xóa bỏ cá tính ích kỷ thường có ở trẻ nhỏ nữa đấy.     
* Dạy con có kỹ năng đi ra ngoài.
- Cha mẹ không thể lúc nào cũng đi cùng con ra ngoài, rồi cũng đến lúc cha mẹ để con tự ra ngoài một mình,nhưng trước khi ra ngoài  trẻ cần chuẩn bị những gì. Trẻ vệ sinh sạch sẽ rồi mới đi, Mặc quần áo nghiêm chỉnh phù hợp với thời tiết rồi đi . Khi đi trẻ nên mang những đồ dùng thiết yếu ở bên người…. VD: khi đi ra ngoài khi thời tiết nóng thì chúng mình phải mang theo những đồ dùng gì.Khi trời lạnh trẻ phải làm gì như; Đội mũ, đeo gang tay,mặc áo khoác…Khi trời có vẻ sẽ mưa thì trẻ cần mang theo nhũng đồ dùng gì. Trẻ đi ra ngoài trẻ rất vui rất thích,nhưng các bậc cha mẹ cần cập nhật thông tin cho con, hướng dẫn con thật nhiều điều,trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những đồ dùng mang theo bên người ra thì việc nhận thức được những tình huống khác và cách ứng xử phù hợp là điều rất quan trọng liên quan đến sự an toàn của trẻ.  Khi ra ngoài mà không có người lớn theo cùng,  nhiều khi cũng có rất nhiều nguy hiểm rình rập mà cha mẹ không thể lường trước được. Trang bị những kỹ năng cần thiết để dạy trẻ tự bảo vệ mình, là điều mà các bậc cha mẹ phải làm.
 - VD: Nếu có người lạ đến trường, nói với trẻ rằng họ muốn đón trẻ (đưa ra những câu chuyện như ba mẹ bận nhờ đón dùm) thì trẻ cần làm gì?
- Nếu cha mẹ không có nhà, có người lạ đến nhà hỏi chuyện, trẻ cần ứng xử ra sao?
- Nếu có người lạ cứ làm quen, hỏi han, đưa đồ ăn thức uống cho trẻ thì trẻ cần làm gì?
- Nếu trẻ bị lạc cha mẹ ở một khu vui chơi, trẻ cần nhờ nhận diện ra “người lạ” nào đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ? (Ví dụ chú bảo vệ mặc đồng phục).
- Nếu có người lạ đi theo trẻ, trẻ cần làm gì?
- Thuộc tên cha mẹ, thuộc số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ nhà.
- Biết cách nhận diện đâu là đồng phục của các cô chú bảo vệ, nhân viên, công an.
- Dạy cho trẻ số điện thoại của một vài người thân. Ví dụ trẻ không thể liên lạc với cha mẹ thì cô/dì/chú/bác nào trẻ cần gọi điện.
- Thực tế, có hàng trăm tình huống khác nhau mà cha mẹ nên dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên  phải thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Cha mẹ nên sát sao con hơn, dành thời gian hàng ngày để cùng con trang bị những kĩ năng cần thiết khi ra ngoài đường cho trẻ.
   - Trên đây là một số kỹ năng dạy con ngay từ lúc nhỏ. Những kỹ năng này sẽ được hình thành dần dần qua việc bé lặp đi lặp lại những việc tốt dưới sự định hướng chỉ bảo của cha mẹ. Chính vì vậy cha mẹ cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng phân tích nói chuyện, noi gương để bé phát triển theo định hướng đó, bạn không nên ép buộc trẻ mà hãy để trẻ vui vẻ thực hiện để mang lại kết quả cao tạo cho trẻ những kỹ năng quan trọng làm nền tảng để trẻ thành công hơn trong cuộc sống sau này.

 

Tác giả: Bùi Thị Hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Phú Lãm
    (024) 33.534.055
  • Phòng Hiệu trưởng
    (024) 33.534.055

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thống kê

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay2,539
  • Tháng hiện tại40,793
  • Tổng lượt truy cập12,203,006
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây